Núi Phú Sỹ- Vẻ đẹp hùng vĩ của Nhật Bản

Ngày 22 tháng 6 năm 2013, núi Phú Sỹ Nhật Bản được công nhận là một trong ” Ba núi Thánh” của Nhật Bản, cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử và đã được công nhận là một si sản thế giới cũng như một địa điểm văn hóa. 

Đây là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Du lịch Nhật Bản cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi này, bạn nhé!

1. Vị trí núi Phú Sỹ:

 

Núi Phú Sỹ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản
Núi Phú Sỹ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản

 

Núi Phú Sĩ ( cách thủ đô Đông Kinh ( Tokyo) 65 dặm/106 km, nếu đi xe buýt mất độ hai giờ đồng hồ là núi cao nhất tại Nhật Bản. Một quả núi đẹp nhất và được người Nhật tôn sùng nhất. Cao 12,388 bộ/3, 776 mét, núi Phú Sỹ là một thắng cảnh thiên nhiên thu hút nhiều du khách, là một biểu tượng lâu đời của con cháu Trần Thái Dương. Và với vẻ đẹp luôn thay đổi theo thời tiết từng mùa trong năm, theo từng giờ mỗi ngày, tùy theo cách nhìn của mỗi cá nhân… đã và đang là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ văn thi sĩ và họa sĩ khắp nơi.

Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn. Đó là Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong công viên Quốc gia Phú Sỹ Hakone Izu.

 

2. Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sỹ:

 

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sỹ
Vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sỹ

 

Núi Phú Sỹ được những quầng mây bao xung quanh triền núi, trên đỉnh núi thì được bao phủ bởi những vệt tuyết trắng vào mùa hè và chớm thu, nhưng thời gian còn lại trong năm thì toàn thể đỉnh núi này bị chôn vùi dưới làn tuyết băng giá. Núi Phú Sỹ là một hình nón rất cân xứng. Mộ Hỏa Diệm Sơn hay núi lửa có miệng núi sâu, đường vòng quanh chân núi đo được 40 cây số, nằm về hướng nam đồng bằng Tokyo.

Vào những ngày nắng đẹp, khoảng 3 phần dân chúng Nhật Bản có thể nhìn thấy núi Phú Sỹ ngày trước nhà của họ, ngoài ra thì núi Phú Sỹ luôn được mây hay sương mù che. Khu vực Hakone có nhiều chỗ lý tưởng để ngắm núi Phú Sỹ.

Người Nhật ngày xưa cho rằng núi Phú Sỹ của họ là cái rốn của vũ trụ. Họ rất kiêu hãnh về hơn 13 nghìn miếu/ điện thờ thần thánh nơi đây. Và hằng năm có hàng ngàn khách hành hương viếng đỉnh núi Phú Sĩ. Những người hành hương về đây đều đội nón lá, mặc những áo choàng trắng toát, chân đi bao chân trắng phau, tay cầm chuông rung leng keng inh ỏi trong lúc mồm thì đọc hay hô lên những câu thần chú.

Đám người hành hương sau đó trèo lên đỉnh núi Phú Sỹ, dọc đường lên núi họ dừng chân ở các trạm trên núi để cầu nguyện và đi quanh các chỏm núi toàn đá xung quanh miệng núi lửa. Những Phật tử Nhật Bản tin rằng họ sẽ được Phật tổ thưởng công vì đã lên đến đỉnh núi, đặc biệt là những bậc số 33 và 88. Một số bổn đạo còn cởi cả xăng đan sắp chồng lên miệng núi lửa với hi vọng làm cho núi Phú Sỹ cao hơn. Thậm chí có một vài tay đại ngông, dám phóng xuống miệng núi lửa tự vận với hi vọng rằng sau ” chuyến ngất xỉu nghìn thu” này sẽ được điệu lên Niết bàn gặp Phật Tổ.

 

3. Du ngoạn và trèo núi Phú Sỹ:

 

Leo núi Phú Sỹ
Leo núi Phú Sỹ

 

Mặc dù có rất nhiều người Nhật đã thử leo núi Phú Sĩ nhưng chỉ có 1% của tổng số người này là đã trèo được lên tới đỉnh núi thôi. Người Nhật có câu: “Người khôn chỉ leo núi Phú Sĩ một lần, người dại thì leo những hai lần!” Nhưng một số người Nhật đã trèo núi Phú Sĩ hàng tá lần.

Người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Phú Sĩ sơn là một nhà sư Phật giáo tên En-no-Shokaku, ông ta chiếm được kỳ công này vào năm thứ 700 AD. Bốn trăm năm sau người ta xây một ngôi chùa ngay trên đỉnh núi Phú Sĩ, và ngôi đền này đã trở thành một nơi nổi tiếng cho du khách hành hương. Người ngoại quốc đầu tiên trèo lên đỉnh Phú Sĩ vào năm 1860. Mãi tới năm 1868 lệnh cấm phụ nữ không được trèo lên đỉnh núi này mới được bãi bỏ vì có một phụ nữ người Anh là Mệnh phụ Parkers, đã phá lệ lén trèo được lên đỉnh núi Phú Sĩ.

Trước năm 1964, những người ao ước đạt tới đỉnh núi Phú Sĩ phải khởi hành từ chân núi. Dọc những con đường chính lên núi người ta tìm thấy dấu tích của những người đã trèo lên đỉnh Phú Sĩ 33 lần. Vào năm 1994, một bô lão 100 tuổi, ông Ichijirou Araya đã trèo lên đến đỉnh Phú Sĩ sơn. Năm hai nghìn linh tám, Hoàng Tử Nhật Bản, người sẽ nối ngôi vua Nhật Bản, đã lên đỉnh núi này lần đầu tiên trong đời ông ta. Ông đã thử vào năm 1988 nhưng phải bỏ cuộc vì thời tiết xấu.

Trèo núi Phú Sĩ: Có một con đường đã được lát sẵn từ chân núi lên lưng chừng núi. Đa số những người trèo núi Phú Sĩ trong tổng số 3.5 triệu du khách đã leo lên núi này bắt đầu bằng những chuyến cuốc bộ ở nhiều vị trí khác nhau từ cuối con đường ở hồ Kawaguchi nơi có một nhà giữ xe 3 tầng và một thành phố nhỏ cao 7,500 bộ (2.29km) chuyên buôn bán vật kỷ niệm. Có rất nhiều du khách đến đây bằng những chuyến xe buýt, một số du khách từ xa phải hành trình suốt đêm mới đến được rặng Phú Sĩ.

Tỷ lệ trung bình con số người đạt được tới đỉnh Phú Sĩ hằng năm là 300,000. Năm 2007 có hơn 350,000 và năm 2008 đạt kỷ lục là 430,000 người. Như vậy, tỷ lệ người trèo núi Phú Sĩ đã tăng từ khoảng 200,000 giữa các năm 2000-2006. Vì con số người trèo núi Phú Sĩ càng lúc càng đông, chính quyền địa phương đã thảo luận xem có nên bắt những người trèo núi đóng tiền lệ phí để đài thọ cho việc bảo trì những con đường lên núi và nhà vệ sinh công cộng đặt dọc trên đường lên núi không. Trước khi mùa trèo núi Phú Sĩ bắt đầu, nhân viên công chánh đã phải kiểm soát đường sá trên núi, đo mực tuyết rơi, và tổ chức những buổi huấn luyện hay thực tập về an toàn công cộng.

 

4. Những cảnh báo và điều lệ của núi Phú Sỹ:

Độ cao của Núi Phú Sĩ đủ để làm một số người ngất ngư khi họ lên đến đỉnh núi. Một số người trèo núi Phú Sĩ đem theo bình dưỡng khí để thở. Chóng mặt và say sóng là những dấu hiệu rõ nhất.

Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, lập tức hạ san (xuống núi) xuống bên dưới Trạm số 8.

Thời tiết nơi đây thay đổi bất thường, những bạn đi núi Phú Sĩ cần phòng bị cho trường hợp mưa, gió, lạnh, và cả tuyết rơi nữa. Vào mùa hè, nhiệt độ khác biệt tại chân núi và đỉnh núi là 20°C (68°F). Trước bình minh, thủy ngân của hàn thử biểu nằm dưới mức đông đá, và đặc biệt lạnh hơn nữa khi có gió mạnh.

Găng tay, quần-áo lót ấm, áo mưa, quần dài, tất dầy cộm, mũ len, một áo len và một áo choàng chống gió đều rất quan yếu. Nếu bạn cảm thấy thời tiết khắc nghiệt, nên dừng chân tại các Đường Sơn Quán.

Bạn nên chuẩn bị để hòa nhập vào đám đông, nhớ đem đủ đồ ăn thức uống. Đặc biệt là nước sẽ là một vấn đề đấy. Từ lưng chừng núi trở lên đỉnh núi Phú Sĩ sẽ không có suối hay một dòng nước nguồn nào cả. Điều này có nghĩa là bạn phải tự mình đem theo nước hoặc sẽ phải mua nước tại các trạm nhỏ trên núi với giá cắt cổ ($4.00USD/nửa lít (0.13 Gal)). Nếu bạn đi núi ban đêm phải đem đèn pin và nhiều pin cho cuộc hành trình.

Khi đi núi, nhớ luôn luôn đi trên những con đường đã được chỉ định. Đi núi ngoài những con đường đã được chỉ định này sẽ làm triền núi bị bào mòn, hư hại và gây tình trạng đất lở. Giữ vệ sinh chung trên núi Phú Sĩ bằng cách nhớ đem tất cả những gì xuống núi những gì bạn đã đem lên núi. Nếu cần phải đi làm vệ sinh, bạn nên vào những nhà vệ sinh đã được xây dựng sẵn trên núi thay vì nấp sau những phiến đá núi. Bạn nên thử những nhà vệ sinh thân thiện với môi trường. Vào đây bạn chỉ trả có $2.00USD cho một chuyến làm vệ sinh thôi. Đây là một hệ thống tính tiền danh dự (nghĩa là nếu bạn nghèo về $ thì không phải trả).