Một ngày về với Vũng Tàu

Vũng Tàu có lẽ không còn là vùng đất xa lạ với nhiều người, nhưng đối với tôi, mỗi lần được xuống thành phố biển này thì vẫn là một trải nghiệm mới mẻ.

Đường lên tượng chúa Kito

Nơi mà tới thường ghé thăm mỗi khi đến Vũng Tàu là leo tương chúa Kito, tôi thích cái cảm giác leo từng bậc thang và chiêm nghiệm khung cảnh xung quanh, phóng tầm mắt ra biển Đông xinh đẹp.

Tượng chúa Kito trên đỉnh Tao Phùng là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Nó được lên ý tưởng từ năm 1972 và được khởi công xây dựng từ năm 1974, tuy nhiên phải đến năm 1992, công trình này mới chính thức được hoàn thiện dưới sự trụ trị của giáo hội Việt Nam và giáo hội Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tượng Chúa nhìn từ xa.

Từ hai bên bậc thang dẫn đến đỉnh núi, cây đại (cây hoa sứ) được trồng rộng khắp, ra hoa quanh năm tạo nên một khung cảnh thanh tịnh ở núi nhỏ. Giữa đỉnh núi đá khô cằn đó, cây đại vẫn cứ vươn lên, vẫn sống, vẫn ra hoa giữa một vùng núi đá khô khốc.

Leo lên bậc thang thứ 2 là nơi bán đồ lưu niệm cho khách, ấn tượng cả cả có lẽ là những vỏ sò được kết lại thành những chiếc chuông gió xinh đẹp, mang thanh âm rất riêng.

Dưới chân tượng là khẩu đại pháo mà người Pháp bố trí từ rất lâu, vì trước kia, ngọn núi này là công trình phòng thủ kiên cố của họ tại Vũng Tàu. Tôi không hiểu bằng cách nào họ có thể đem trọng pháo nặng hàng chục tấn ấy lên đến đỉnh núi trong điều kiện kỹ thuật còn thô sơ cách đây cả trăm năm.

Bậc thang cuối cùng dẫn đến tượng Chúa Kito ở núi Tao Phùng.

Người Pháp có lẽ không ngờ rằng nơi phòng thủ kiên cố của họ trước đây lại là nơi kể những câu chuyện về cuộc đời chúa, từng gian của khuôn viên là những bức phù điêu kể về những mẩu chuyện về cuộc đời chúa, từ lúc nhận 12 môn đồ cho đến khi chúa mất (lẽ ra là 13 tông đồ nhưng vì Judas đã bán chúa nên không được giáo hội công nhận). Chuyện kể rằng kiến trúc sư Văn Nhân “đang sinh sống tại nước ngoài, nguyện vọng của ông là được hoàn tất tượng chúa GiêSu trên núi Tao Phùng trước khi nhắm mắt. Ông vui sướng nhận lời trở về quê nhà tiếp tục công việc, nhưng lực bất tòng tâm, lên xuống gần 800 bậc thang bằng đá là một nỗi nhọc nhằn quá sức chịu đựng đối với cụ già vào tuổi cổ lai hy. Nhiều khi ông phải ngồi dưới chân núi, chỉ đạo các học trò của ông thực hiện các chi tiết trên cao. Bốn bức phù điêu diễn tả cảnh ba nhà đạo sĩ từ phương đông đến bái lạy Chúa Hài Đồng, cảnh bữa tiệc chia tay giữa các tông đồ và Chúa GiêSu trước ngày chịu nạn, cảnh Chúa đứng trước tòa án Philato và cảnh Chúa trao chìa khóa cho Phêrô làm đầu Hội Thánh. Bốn bức phù điêu che kín bốn mặt của đế tượng Chúa là phòng trưng bày phiên bản các bức danh họa liên quan đến kinh thánh được lưu trữ tại các bảo tàng viện nổi tiếng như Louvre, Peterbourg, Vatican” – theo Giáo sứ Vườn Xoài.

Khám phá ngọn hải đăng

Ngọn hải đăng nằm trên đỉnh núi Lớn.

Ngọn hải đăng vũng tàu là một trong những công trình lâu đời nhất về hàng hải ở Việt Nam, cùng với ngọn hải đăng kê gà (Bình Thuận) ngọn hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Lớn, nên không cao hơn ngọn hải đăng kê gà, duy có điều cảnh quan từ dưới chân lên ngọn hải đăng này wiew cực đẹp, đường đi lên tựa như đèo Ngoạn Mục, bao quanh là những cây bụi, nổi bật trong số đó là hai cây Gòn Gai rất nổi tiếng tại nơi đây. Hầu hết khách du lịch Vũng Tàu đều check in tại đây, đẹp là thế nhưng vẫn có nỗi buồn, buồn là vì ý thức của du khách kém quá, xung quanh đường lên núi có rất nhiều rác, và ở 2 cây bông gòn cũng không ngoại lệ nếu không muốn nói là nhiều hơn những phần còn lại.

Đường lên ngọn hải đăng Vũng Tàu có tầm wiew cực đẹp nhìn ra biển.

Tới gần ngọn hải đăng đường nhỏ và xấu, khó đi, chưa kể là có xe hơi còn chạy lên tới đỉnh, trong dịp lễ thì lại càng nhiều.

Kem cô tiên có lẽ là 1 “đặc sản” trên ngọn hải đăng, giá kem ở đây không mắc đâu nhé ! chỉ 18k, ya ua thì chỉ có 7k, vé giữ xe là 5k, so với trước đây thì giá như vậy là điều đáng mừng, tình trạng chặt chém không thấy nữa. Nếu quay lại cách đây vài năm thì du khách phải trả 1 cây kem tới 50k hơn.

*** Sách “Gia Định Thành Thông Chí” mô tả ngọn núi Lớn như đầu một con rồng, còn ngọn núi Nhỏ là phần đuôi vũng vẫy giữa biển Đông, ngày nay trên đầu và đuôi con rồng ấu là hai di tích, 2 công trình lịch sử ấn tượng tạo nên dấu ấn đặc biệt của Thành phố Vũng Tàu nói riêng và vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *