Du lịch đền chùa ở thành phố Nikko Nhật Bản

Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Dân địa phương thường gọi quần thể này là “hai đền một chùa”, bởi vì quần thể gồm đền Nikko Tosho-gu, đền Nikko Futarasan và chùa Rinno. Du lịch Nhật Bản, cùng đến thăm đền chùa ở thành phố Nikko Nhật Bản.

 

Nikko là trung tâm của Phật giáo và đạo Thần của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ, nên có hơn chục đền chùa khác nhỏ hơn nằm rải rác trong khu công viên. Quần thể 2 ngôi đền và một ngôi chùa gồm có Nikko Tosho-gu, Nikko Futarasan và Rinno rất nổi tiếng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Hệ thống đền Toshogu là nơi thờ vị Tổng Tư lệnh Ieyasu Tokugawa của thế kỷ 17.

 

1. Nikko Tosho-gu:

 

Nikko Toshu
Nikko Toshu-gu

 

Nikko Tosho-gu là ngôi đền thể hiện uy quyền của Toushoudaigongen – thần hiệu của Tướng quân Tokugawa Ieyasu thời Mạc phủ Edo. Đây là ngôi đền chính trong các ngôi đền Toshogu ở Nhật Bản. Tên chính thức của ngôi đền này chỉ là Toshogu, nhưng vì để phân biệt với các ngôi đền Toshogu tại các địa phương khác, người ta thường gọi ngôi đền là Nikko Tosho-gu.

 

Điểm đặc sắc của ngôi đền này chính là sự hiện diện của các con vật tại các công trình kiến trúc của đền, và các loài vật này là hiện thân cho biểu tượng hòa bình.Ở điện Shinkyusha có 8 bức điêu khắc nổi về 8 con khỉ vì có lưu truyền rằng khỉ là động vật bảo hộ cho ngựa. 8 bức điêu khắc nổi này miêu tả một đời của loài khỉ, như là biểu tượng của một đời người sống trong an bình. Trong đó, bức điêu khắc nổi tiếng 3 con khỉ “không thấy, không nói, không nghe” được nhiều người biết đến, là bức điêu khắc duy nhất chỉ có ở điện Shinkyusha này mà thôi. Hình ảnh 3 con khỉ này như một lời răn dạy: tuổi nhỏ thì không nên thấy, không nên nghe, không nên nói điều ác…

 

2. Đền Nikko Futarasan:

 

Nikko Futarasan
Nikko Futarasan

 

Đền Nikko Futarasan: được Shôdô Shônin xây vào năm 767 thờ ba vị thần của đạo Shinto là Ôkuninushi, Tagorihime và Ajisukitakahikone. Hai thanh kiếm trong đền là quốc bảo, và nhiều kiến trúc vật thể khác là tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Cây cầu Thần bắc qua sông Daiya cũng thuộc đền Nikko Futarasan.

 

3. Chùa Rinno:

 

Chùa Rinno
Chùa Rinno

 

Chùa Rinno là một tu viện Phật giáo Thiên thai tông. Tu viện được xây từ thế kỷ 8 trong thời kỳ Nara, và được các Shogun (còn gọi là Mạc Chúa, một cấp bậc trong quân đội và danh hiệu của Nhật Bản) nhà Tokugawa mở rộng. Nó là một quần thể chùa chiền trên núi Nikko. Trước thời kỳ Minh Trị, Phật giáo và đạo Shinto ở Nhật Bản không tách rời nhau hoàn toàn. Vùng núi Nikko chính là nơi mà Thần (đạo Shinto), Phật (Phật giáo) và Núi (tự nhiên) hòa làm một. Nhiều công trình kiến trúc trên núi Nikko không hoàn toàn thuộc riêng chùa Rinno.

 

Sang thời Minh Trị, đạo Shinto được tôn làm quốc đạo; Phật giáo và đạo Shinto bắt đầu được phân chia. Lúc này, một số kiến trúc trên núi Nikko mới được chính quyền xếp vào phạm vi của chùa Rinno. Đồng thời chính quyền cho xây Tam Phật Đường làm trụ sở chính của chùa Rinno vào năm 1811 và hiện trạng được xem như ngày nay là lần trùng tu từ 1954-1961. Bên trong Tam phật đường có 3 bức tượng Phật thếp vàng rất nổi tiếng được điêu khắc từ đầu thời kì Edo đó là: Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, Phật Adida, và Phật Bồ Đà với chiều cao từ đài sen lên đỉnh là 8m.

 

Nền văn hóa tâm linh của Nhật Bản cũng góp phần tạo ra sự khác biệt cho dân tộc Nhật Bản. Quần thể 2 ngôi đền và một ngôi chùa  gồm Nikko Tosho-gu, Nikko Futarasan và Rinno rất nổi tiếng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

Hãy cùng Top Ten Travel  khám phá nhưng điều tuyệt vời hơn thế nữa tại đất nước mặt trời mọc bạn nhé.